VNG Cloud – thành viên công ty VNG, với sứ mệnh trở thành Đối tác tin cậy cung cấp giải pháp và dịch vụ điện toán đám mây tối ưu dành riêng cho mọi doanh nghiệp. Chúng tôi chú trọng vào việc xây dựng và không ngừng cải tiến các giải pháp và dịch vụ công nghệ điện toán đám mây, lấy khách hàng làm trọng tâm, cam kết đảm bảo một nền tảng số ổn định, an toàn, linh hoạt và tối ưu theo tiêu chuẩn quốc tế, dễ dàng ứng dụng cho các doanh nghiệp lớn đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang cần một hệ sinh thái dịch vụ điện toán đám mây đa dạng. Các dịch vụ nổi bật mà VNG Cloud hiện đang cung cấp có thể kế đến như vServer – giải pháp cung cấp máy chủ ảo, vStorage – dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây đa lớp, vCloudcam – giải pháp camera giám sát thông minh, vMonitor – giải pháp giám sát hệ thống chủ động và toàn diện …v.v. VNG Cloud khởi đầu là bộ phận tự phát triển hạ tầng số để cung cấp dịch vụ nội bộ cho VNG ở mảng Game, dịch vụ mạng xã hội, đặc biệt là Ứng dụng chat trực tuyến số 1 Việt Nam – Zalo với hơn hàng chục triệu người dùng… Đây chính là tiền đề vững chãi giúp đội ngũ kỹ thuật cốt lõi của VNG Cloud ngày nay tự tin mang đến những giải pháp – dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng doanh nghiệp.
Giới thiệu nhà tài trợ Viettel
Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, được thành lập với sứ mệnh “Đồng hành với Chính phủ, Doanh nghiệp, Cộng đồng ứng dụng công nghệ số mang lại hiệu quả cho tổ chức, hạnh phúc cho người dân”. Tổng Công ty là đơn vị tiên phong của Viettel trong công cuộc chuyển đổi số, đóng vai trò chủ lực, thực hiện sứ mệnh tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số của Tập đoàn.
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp số 1 Việt Nam về tư vấn và triển khai chuyển đổi số, chúng tôi hợp tác cùng các tổ chức, doanh nghiệp và người dân để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Bên cạnh việc lan tỏa ứng dụng Công nghệ thông tin – Viễn thông trong cộng đồng, tìm ra những giải pháp cụ thể cho từng ngành nghề, từng khách hàng khác nhau nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, Viettel nhấn mạnh việc hợp tác và kết nối để đi xa hơn với các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên thế giới và trong nước để đưa đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Kinh nghiệm hơn 10 năm triển khai các giải pháp Công nghệ thông tin – Viễn thông trọng điểm cho Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành; Doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel hiện có trung tâm nghiên cứu phát triển làm chủ những công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 (Big Data, AI, IoT, AR/VR, Cloud, Blockchain, Integration Data…).
Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nguồn lực, tài chính, chúng tôi đã sẵn sàng cho mục tiêu kiến tạo xã hội số với các giải pháp cho thành phố thông minh và Chuyển đổi số cho doanh nghiệp, Chính phủ, các tổ chức với các hướng như kết nối, chia sẻ và trải nghiệm khách hàng.
Giới thiệu nhà tài trợ Mobifone
Là mạng viễn thông di động đầu tiên tại Việt Nam, MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động (VMS). Ngày 01/12/2014, MobiFone được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tháng 11/2018, MobiFone được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, MobiFone là một trong số các doanh nghiệp Viễn thông – Công nghệ thông tin – Nội dung số lớn nhất, là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên, với hơn 30% thị phần. MobiFone là thương hiệu được khách hàng yêu thích lựa chọn, nhận được nhiều giải thưởng, xếp hạng danh giá trong nước và quốc tế như: TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (hàng năm) – VNR500 (VNR); TOP 500 Thương hiệu lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (hàng năm) – PROFIT 500 (VNR); TOP 10 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam nhiều năm liên tục (Tạp chí Forbes) – Thuộc Top dẫn đầu; TOP 100 Thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới Từ 2017- 2021 – Top 15 khu vực Asean (Tạp chí Brand finance); TOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam từ 2019 – 2022 (VINASA); VietNam Digital Award – Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2021 (Hội chuyển đổi số VN); Giải thưởng CSKH – Nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông rộng di động từ 2019-2022 (IDG -REV- VDCA); Giải thưởng kinh doanh IBA Stevie Awards; Giải thưởng Bán hàng và Chăm sóc khách hàng Stevie Awards…
OpenInfra Days là gì? Tại sao cần tổ chức ở Việt Nam?
Để làm cung cấp thêm thông tin cho anh/chị/em về sự kiện OpenInfra Days Việt Nam 2018. Tụi mình sẽ update các bài viết để cập nhật các thông tin, giải thích thêm một số vấn đề & chi tiết có liên quan về sự kiện này, cũng như duy trì các bản tin để chia sẻ kịp thời tới cộng đồng về sự kiện này.
Mở màn sẽ là bài viết với tựa đề “OpenInfra Days là gì? Tại sao cần tổ chức ở Việt Nam?” ở dạng câu hỏi, mong muốn trong bài này là việc chia sẻ cho anh/chị/em biết ý nghĩa của việc tổ chức và các nội dung sẽ được trình bày song sự kiện. Mời anh chị em xem thêm ở chi tiết ở bài này.
1. Tóm lược về tổ chức OpenStack (OpenStack Foundation)
OpenStack Foundation là một tổ chức phi chính phủ – được thành lập năm 09/2012, có khoảng hơn 82.000 thành viên từ 187 nước trên thế giới. Mục tiêu của OpenStack Foundation là quảng bá, phát triển việc phát triển sản phẩm nguồn mở, phân phối các sản phẩm do các thành viên trông tổ chức xây dựng để đáp ứng các giải pháp hạ tầng theo thiết kế ở (Mở về mã nguồn, mở về cộng đồng, mở về thiết kế và mở về API).
Sản phẩm nổi tiếng của OpenStack Foundation là OpenStack – một nền tảng nguồn mở được phát triển từ năm 2010 để xây dựng hạ tầng trên công nghệ điện toán đám mây, việc phát triển này được tham gia trực tiếp bởi các kỹ sư lập trình, kỹ sư thiết kế, các nhóm bảo mật của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Tính tới thời điểm hiện tại, OpenStack đã vượt xa hơn nhiều so với kỳ vọng của người dùng và thiết kế của người phát triển, cụ thể là OpenStack không chỉ hướng tới điện toán đám mây đơn thuần mà còn giải quyết các nhu cầu cụ thể trong thực tế và các công nghệ liên quan như: Big Data, NFV, Machine Learning, Deep Learning, AI, HCP, CI/CD,… Ngoài ra, OpenStack còn có khả năng tích hợp với hàng loạt các giải pháp nguồn mở khác như cũng đang là xu hướng và nhận được sự quan tâm từ các công ty và cộng đồng hiện nay như: Docker, Kubernetes,…
Cơ cấu tổ chức của OpenStack được chia làm các nhóm và đảm nhiệm các nhiệm vụ theo sự phân công, gồm các nhóm chính:
Board of Directors: Phụ trách các vấn đề về tài chính, định hướng sự phát triển của sản phẩm và cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Các thành viên trong BoD tới từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như: DELL, Cisco, RackSpace, IBM, HP, Google, CERN (https://www.openstack.org/foundation/board-of-directors/)
Project Technical Committee: Đây là nhóm gồm thành viên chủ trì về kỹ thuật, nhóm này có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các vấn đề về kỹ thuật của sản phẩm, thành viên tới từ nhóm này thuộc các cty lớn về công nghệ như Vmware, Suse, Intel,… https://www.openstack.org/foundation/technical-committee/
OpenStack Project User Committee: Đây là nhóm người dùng chính, nhóm này vừa có vai trò sử dụng sản phẩm, phản hồi các ý kiến, đóng góp ý tưởng hoặc cùng tham gia phát triển sản phẩm – https://www.openstack.org/foundation/user-committee/
Ngoài ra còn một số nhóm phụ khác: Foundation Staff & Shared Resources
2. Mô tả về sự kiện OpenStack Summit và PTG Summit
Đây là sự kiện được tổ chức định kỳ hàng năm và được chủ trì bởi OpenStack Foundation, sự kiện này sẽ được tổ chức luân phiên tại các địa điểm ở khắp nơi trên thế giới, theo tình hình hiện tại thì một năm có 2 kỳ OpenStack Summit và 2 kỳ PTG summit. Đây chính là khởi nguồn cho các sự kiện OpenStack Days và OpenInfra Days.
Sự kiện OpenStack Summit có thể nói là sự kiện nguồn mở lớn nhất thế giới, sự kiện thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người tham dự trực tiếp với khoảng gần 200 bài trình bày và có thời gian kéo dài khoảng 1 tuần. Một vài sự kiện đã và sẽ tổ chức như sau:
- https://www.openstack.org/summit/vancouver-2018/
- https://www.openstack.org/summit/sydney-2017/
- https://www.openstack.org/summit/austin-2016/
3. Mô tả về OpenStack Days và OpenInfra Days
OpenStack Days và OpenInfra Days là tên gọi của các sự kiện mà OpenStack quy định. Sự kiện này được khuyến khích và hỗ trợ bởi OpenStack Foundation. Sự kiện này sẽ được chủ trì bởi chính các cộng đồng người dùng OpenStack (Local User Group) tại các nước trên thế giới, toàn bộ các công tác tổ chức, truyền thông, chuẩn bị nội dung sẽ do Organizer tại các nước phối hợp tổ chức và cần tuân thủ các quy định về chủ đề, logo, nội dung,… theo cam kết với OpenStack và phù hợp với quy định của các nước.
Trước năm 2017 thì tên của sự kiện này gọi là OpenStack Days, từ năm 2018 trở đi thì OpenStack cho phép dùng thêm một tên nữa, gọi là OpenInfra Days, bản chất của các sự kiện vẫn giữ nguyên nhưng nội dung thì sẽ mở rộng hơn và không bó hẹp trong OpenStack nữa mà có thể bao phủ cả các công nghệ trên nền tảng mở khác về các công nghệ như: AI, Machine Learning, HCP, NFV, CI/CD,…
Có thể hình dung mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng tham dự của OpenStack Days và OpenInfra Days là giống nhau.
4. Ý nghĩa và mục tiêu của OpenStack Days và OpenInfra Days
OpenInfra Days là sự kiện được ủy quyền bởi OpenStack Foundation và được chủ trì bởi các nhóm cộng đồng tại các nước theo sự chấp thuận và quy định chung. Sư kiện OpenInfra Days đã được tổ chức bởi hơn 100 cộng đồng OpenStack ở khắp nơi trên thế giới. Mục tiêu chính của OpenInfra Days là:
- Tạo ra một sân chơi về công nghệ, bổ ích đối với người sử dụng và người tham gia phát triển các sản phẩm liên quan tới OpenStack.
- Hỗ trợ các nhóm cộng đồng tại các nước xây dựng hình ảnh và cùng đóng góp vào sự phát triển của sản phẩm liên quan tới OpenStack.
- Tạo ra mối liên kết và sự gắn kết bền vững giữa người sử dụng, người phát triển, công ty kinh doanh và phát triển các sản phẩm về hạ tầng, phần mềm trên nền tảng nguồn mở.
- Thúc đẩy sự phát triển về công nghệ và kỹ thuật tại từng cộng đồng ở khắp nơi trên thế giới.
- Giải quyết các vấn đề cụ thể mà người dùng đang có nhu cầu bằng sản phẩm do OpenStack Foundation phát triển và định hướng.
- Quảng bá sản phẩm về nguồn mở nói chung, OpenStack và các sản phẩm nguồn mở khác liên quan nói riêng.
- Là nơi để các công ty quảng bá các sản phẩm liên quan tới OpenStack do các công ty phát triển hoặc đóng góp.
- Trình bày các chủ đề về kỹ thuật, các use case thực tế mà các cá nhân/nhóm/công ty/hiệp hội đã áp dụng trong thực tế.
- Là cầu nối cho các cá nhân/tổ chức/công ty/trường/học viện đang làm việc với các sản phẩm về OpenStack.
- Là nơi để tìm kiếm các cơ hội hợp tác và cộng tác để phát triển các sản phẩm nhằm xây dựng một kiến trúc hạ tầng đáp ứng kịp với nhu cầu của người dùng cuối.
5. Tầm quan trọng của sự kiện
Sự kiện OpenInfra Days được tổ chức bởi chính những cộng đồng OpenStack tại các nước trên thế giới, đây là sự kiện có tầm vóc quốc tế và có sức ảnh hưởng rất rộng tới các công ty công nghệ trong những năm gần đây.
Sự kiện này rất được khuyến khích bởi OpenStack Foundation, thu hút được sự quan tâm các tổ chức về phi chính phủ, các hiệp hội ở khắp nơi trên thế giới nói chung và các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới nói riêng như: Intel, Google, Redhat, IBM, Cisco, VMware, Nokia, NTT, ChinaMobile, Tencent,…
Nội dung của sự kiện là các trao đổi mở và chia sẻ thực tế về những áp dụng công nghệ kỹ thuật bằng các sản phẩm phần mềm như: OpenStack, Container, Kubernetes,… Để hiện thực hóa các công nghệ và ý tưởng như: SDN, NFV, Cloud Computing, AI, Big Data, Machine Learning,… nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và người dùng. Chủ đề của sự kiện này rất phong phú và được trình bày trực tiếp bởi các công ty và cá nhân có nhiều kinh nghiệm với sản phẩm. Các trình bày này không chỉ hướng tới việc tình bày kỹ thuật mà còn bao gồm cả sự chia sẻ các bài học thành công và các khuyến cáo để tránh các rủi ro cũng như sai sót không đáng có.
Việc được phép tổ chức sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cộng đồng tại các nước, sự kiện sẽ đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển của công nghệ cũng như được ghi nhận bởi các công ty và tổ chức ở trong và ngoài nước.
6. Đối tượng của sự kiện OpenInfra Days.
Sự kiện OpenInfra Days thường thu hút rất nhiều người tham dự tại các nước, số lượng người trình bày có thể từ 200 đến 800 người. Trong số đó bao gồm các đối tượng chính sau:
- Business Development
- CEO, Executive Leadership
- CIO/CTO – Cloud Application Developer
- Cloud Architect
- Engineering
- IT Manager
- Marketing/Events
- OpenStack User / Operator
- Operations / SysAdmin
- Product Strategy or Product Management
- Sales
- SysAdmin
- Upstream Developer
- Other, please specify
Sự kiện đã được tổ chức ở các nước như: Mỹ, Pháp, Úc, Hungary, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan, Brasil,… (tham khảo thêm: https://www.openstack.org/community/events/openstackdays#tab=events_tab)
Thân ái
VietOpenStack